Xử lý nước phèn để cấp nước cho hồ bơi hoặc cấp nước sinh hoạt đơn giản, hiệu quả, an toàn và tiết kiệm
TẠI SAO PHẢI XỬ LÝ NƯỚC PHÈN?
Sự hình thành và thành phần cấu tạo nước nhiễm phèn:
Phèn được định nghĩa là những muối kép có cấu tạo tinh thể đồng hình (đa phần có 8 mặt) tạo nên bởi các anion sunfat SO4-2 (cũng có thể là anion selenat SeO4-2; anion phức SeF4-2 hoặc ZnCl4-2) và cation của một hoặc hai kim loại có hoá trị khác nhau. Công thức chung của phèn là Mx(SO4)y.nH2O (gọi là phèn đơn) hoặc MIMIII(SO4)2.12H2O (gọi là phèn kép) trong đó MI là kim loại hoá trị 1 như Na+, K+, hoặc NH4+; MIII là ion kim loại hoá trị 3 như Al3+, Fe3+, Mn3+, V3+, Cr3+… Một số loại phèn cụ thể hay gặp nhất là phèn nhôm và phèn sắt.
- Phèn sắt là một muối kép của sắt (II) sunfat với muối sunfat của kim loại kiềm hay amoni
- Phèn nhôm hay còn gọi là phèn chua gồm 2 loại phèn nhôm đơn: Al2.(SO4)3.18H2O. và phèn nhôm kép: muối kép của sunfat nhôm với sunfat kim loại kiềm hoặc amoni.
Tác hại của nước nhiễm phèn:
Nước có mùi tanh vị khó chịu (do ion Fe2+ tan trong nước), màu đỏ nâu (ion Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+ tạo kết tủa làm cho quần áo bị ố vàng khô ráp dễ mục, sàn nhà và dụng cụ chứa đựng bị ố màu, đóng cặn và ăn mòn.
Lắng cặn gây gỉ sét, tắc nghẽn trong đường ống dẫn nước.
Nước bị nhiễm phèn sẽ làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị. Ví dụ như mất hương vị trà, cơm nấu có màu xám.
Khi nước nhiễm phèn đi vào cơ thể, ion Fe2+ và Mn2+ kết hợp với các hợp chất trong bộ máy tiêu hóa sẽ làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, hình thành kết tủa gây khó tiêu, bệnh về đường ruột có thể là ung thư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Trong sinh hoạt sử dụng nước nhiễm phèn sẽ làm khô da, gây phồng rộp bong tróc vảy.
Cần xử lý nước phèn trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC PHÈN?
1. Phương pháp sử dụng tro bếp
Sử dụng tro bếp là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất.
Bạn cho một lượng tro bếp từ 5-10g vào chậu nước cần khử phèn.
Hòa tan đều và đợi từ 15 – 20 phút để các các hợp chất hóa học phản ứng hết với nhau.
Tro bếp sẽ loại bỏ các hợp chất sắt không tan và lắng xuống dưới đáy chậu nước.
Phần nước sạch ở trên mọi người lọc và sử dụng ngay được trong việc sinh hoạt.
Khuyến cáo: Đây là phương pháp thủ công nên chỉ sử dụng nước để sinh hoạt, không dùng uống trực tiếp.
2. Xử lý nước phèn bằng vôi
Dựa vào các đặc tính hóa học, nên khi cho vôi vào nước phèn thì các hợp chất phèn sẽ được kết tủa và lắng xuống dưới đáy chậu nước.
Thời gian khuyến cáo để phản ứng xảy ra hết cũng từ 15 – 20 phút.
Nước trên bề mặt lọc dễ dàng và có thể sử dụng trực tiếp.
Đây là phương pháp đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nên được nhiều nơi sử dụng.
3. Phương pháp làm thoáng – lắng lọc
Để yên tâm sử dụng nguồn nước nhiễm phèn sau khi xử lý, người ta thông thường sẽ sử dụng phương pháp làm thoáng – lắng lọc.
Tuy tốn nhiều chi phí đầu tư, nhưng hiệu quả lọc mang lại sẽ tuyệt vời.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp này:
- Nước được làm thoáng: bằng cách sử dụng giàn phun mưa, hoặc ejector trộn khí để oxi hóa sắt II thành sắt III
- Sau đó, các chất cặn được lắng trong bể lắng trước khi qua bể lọc
- Nước sau khi lắng thi các tạp chất còn lại được lọc bằng các vật liệu lọc: sỏi, cát, than hoạt tính, vật liệu khử phèn,…
- Sau đó nước sạch thoát theo đường ống dẫn để sử dụng trực tiếp.
Đây chính là phương pháp sử dụng trong việc xử lý nước phèn sử dụng cho hồ bơi. Với một vài biến tấu để phù hợp hơn trong điều kiện xử lý nước hồ bơi như sau:
- Sử dụng hóa chất clo 70 hoặc 90 để phản ứng với phèn, tạo ra các hợp chất dễ lắng
- Sử dụng hóa chất lắng cặn PAC để tạo các bông cặn lớn nhằm đẩy nhanh quá trình lắng
- Đợi bông cặn lắng hết và hút bỏ cặn dưới đáy hồ
- Vận hành hệ thống lọc đến khi nước sạch, trong và có thể sử dụng để bơi lội.